Kiến thức về sự thất thường kinh nguyệt
Kiến thức về sự thất thường kinh nguyệt

Hướng dẫn làm thế nào để kinh nguyệt đều

11 / 04 / 2017

Chu kỳ kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt lúc đến sớm, lúc đến muộn; lượng máu kinh lúc ra nhiều, lúc ra ít; ngày hành kinh kéo dài khiến cho cuộc sống của nhiều chị em bị đảo lộn. Vậy hướng dẫn làm thế nào để kinh nguyệt đều? Hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp qua thông tin chia sẻ dưới đây.

Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ thường dao động trong khoảng từ 28 đến 35 ngày. Nếu kỳ kinh nguyệt của bạn khoảng 20 ngày hoặc có thể kéo dài 40 ngày thì có nghĩa là bạn đang gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng kinh nguyệt không theo một chu kỳ nào; kinh nguyệt quá ngắn hoặc quá dài, lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít, có sự biến đổi màu sắc, trạng thái…

Kinh nguyệt không đều gây tác động lớn đến tâm lý, sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này không chỉ đơn thuần là do chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học mà đây còn là dấu hiệu mắc bệnh phụ khoa nguy hiểm như: viêm cổ tử cung, u xơ tử cung… Những bệnh lý này không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản, nguy cơ biến chứng vô sinh – hiếm muộn.

Làm thế nào để kinh nguyệt đều

Làm thế nào để kinh nguyệt đều?

Theo các chuyên gia y tế, để chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, chị em cần lưu ý:

  • Điều chỉnh lại thói quen ăn uống, sinh hoạt: Với những trường hợp chị em bị rối loạn kinh nguyệt do xuất phát từ yếu tố tâm lý, chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày không khoa học thì cần chú ý điều chỉnh lại thói quen này. Chị em cần thực hiện:

+ Luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái, ổn định; tránh tình trạng thường xuyên lo lắng, giảm áp lực công việc, tránh stress kéo dài.

+ Tránh lao động nặng nhọc, làm việc quá sức, thức khuya

+ Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, cơ thể luôn khỏe mạnh.

+ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, đặc biệt là những ngày kinh nguyệt hoặc trước và sau khi quan hệ tình dục; tránh thụt rửa sâu âm đạo.

  • Thăm khám phụ khoa: Trong trường hợp bạn đã thực hiện đúng theo những biện pháp trên mà chu kỳ kinh nguyệt vẫn bị rối loạn, đồng thời kèm theo những biểu hiện khác như: đau bụng kinh kéo dài, đau khi quan hệ tình dục, máu kinh thất thường… thì có thể đây là dấu hiệu mắc bệnh phụ khoa. Lúc này, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Việc thăm khám phụ khoa cần phải được tiến hành sớm để sớm phát hiện bệnh lý, kịp thời điều trị giúp cho việc điều trị nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, ngăn được biến chứng có thể xảy ra.

Bạn có thể trực tiếp đến phòng khám Sản phụ khoa – nam khoa chất lượng cao 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội khám khi có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt hoặc điều trị các bệnh phụ khoa, nam khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Tác giả:
Nhập từ khóa cần tìm kiếm